Chế độ ăn uống sau khi tiến hành cắt amidan ảnh hưởng tốc độ phục hồi của người bệnh. Nhiều người thắc mắc cắt amidan ăn trứng gà được không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Sau cắt amidan ăn trứng gà được không?
Trứng gà cũng là một trong những món ăn khiến nhiều người bệnh sau cắt amidan dè chừng.
Trứng là một món ăn giàu dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng có 13.6% đạm, 29.8% chất béo và 1.6% chất khoáng. Đây cũng là loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, mangan, i ốt…
Sau cắt amidan ăn trứng gà được không? Thực tế, chuyện kiêng ăn trứng gà chỉ là lời truyền miệng của dân gian và chưa có nghiên cứu nào chỉ ra việc ăn trứng có hại cho người bệnh sau cắt amidan. Người bệnh có thể nấu cháo trứng để ăn, thay vì chế biến dạng luộc hay rán.
Cắt amidan có được ăn tôm không?
Tôm là một trong những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tôm rất giàu canxi, đạm. Được biết, não tôm chứa lượng lớn axit amin, cephalin; thịt tôm chứa một lượng lớn protein, carbohydrate; vỏ tôm giàu canxi, photpho, kali… Chính vì những giá trị dinh dưỡng trên mà tôm vốn được mệnh danh là động vật “toàn thân đều quý như ngọc”.
Tuy là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng nhiều người bệnh sau cắt amidan lại tránh ăn tôm. Vậy cắt amidan ăn tôm được không? Thực tế, nhiều chuyên gia chỉ khuyên sau cắt amidan người bệnh kiêng đồ ăn khô, cứng, cay, nóng, các loại đồ uống có ga, chất kích thích. Như vậy, rõ ràng là tôm không thuộc vào nhóm thực phẩm người bệnh sau phẫu thuật cắt amidan không được ăn.
Người bị viêm amidan ăn tôm như thế nào cho đúng? Thịt tôm rất mềm nhưng vỏ tôm, đầu tôm lại cứng, dễ làm trầy xước vùng họng vốn chưa lành sau mổ nên sau mổ khi chưa trở lại ăn uống hoàn toàn thì người bệnh nên tránh ăn phần tôm này. Cũng có một lưu ý nhỏ cho người bệnh là thay vì chế biến dạng chiên rán nhiều dầu mỡ, nên chế biến tôm dạng hấp, băm nhỏ nấu cùng cháo để người bệnh dễ ăn.
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh sau cắt amidan
Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt amidan ngày đầu tiên chỉ uống sữa, cháo loãng nguội. Đến ngày thứ 2 – 3, ngoài cháo loãng, sữa, người bệnh có thể ăn thêm súp. Từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh có thể ăn thức ăn đặc dần như cháo đặc, bún phở, thức ăn mềm… Người bệnh chỉ trở lại ăn cơm bình thường như trước mổ khi không thấy đau, khó chịu vùng họng.
Để đảm bảo, sau xuất viện người bệnh cũng nên chú ý tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà của bác sĩ, tái khám lại theo chỉ định.
Lưu ý: trước khi trở lại ăn uống được bình thường như trước mổ, người bệnh cần chú ý các loại thức ăn, bao gồm cả tôm và trứng cần được nấu nhừ, tốt nhất nên chế biến cùng cháo để dễ ăn.
Tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà chế độ ăn uống có thể khác nhau. Vì vậy, để có được chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.