Hotline : 0789 157 538
Nguyễn Tất Thành, Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Làm việc các ngày trong tuần

Featured Slider

Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt kính chào quý khách

Là bệnh viện đa khoa tư nhân chất lượng cao đầu tiên tại Vĩnh Phúc, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt tự hào mang tới quý khách hàng những dịch vụ y tế hoàn hảo cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hiện đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn tuyến Trung Ương
DỊCH VỤ CHÍNH
Các gói khám sức khỏe
Tầm soát ung thư
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Bảo lãnh viện phí
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ ở đâu tại Vĩnh Phúc

Phế cầu khuẩn (tên khoa học là Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn gây ra một số bệnh nhiễm trùng, chúng thường tấn công vào cơ thể trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn chưa hoàn thiện, đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.


Phế cầu khuẩn nguy hiểm và gây ra rất nhiều bệnh lý khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trong đó, các em bé dưới 2 tuổi thường có nguy cơ bị viêm màng não rất cao. Nếu như may mắn chữa khỏi bệnh, trẻ vẫn phải chịu đựng một số di chứng nguy hiểm, ví dụ như: điếc, mù, trí tuệ chậm phát triển,… Vì thế các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyến cáo chúng ta cần tiêm vắc xin ngừa phế cầu cho trẻ theo đúng lịch.


Ngoài ra loại vi khuẩn này còn có thể gây viêm phổi, số lượng trẻ mắc bệnh trên thế giới và ở Việt Nam rất cao. Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm phổi đó là: sốt cao, ho liên tục và có thể có máu, đau tức ngực, thậm chí là tràn dịch màng phổi và đe dọa tính mạng. 

vắc xin phế cầu

Trẻ có thể mắc bệnh viêm phổi nếu phế cầu khuẩn tấn công vào cơ thể.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể mắc viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết do phế cầu khuẩn gây ra. Số lượng trẻ mắc bệnh tăng lên nhanh chóng bởi vì vi khuẩn lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, tai giữa,… Trong đó môi trường học đường là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan.
2. Tìm hiểu về vắc xin phế cầu Trước mối đe dọa nguy hiểm của bệnh phế cầu khuẩn đối với sức khỏe của trẻ em, vắc xin phế cầu đã ra đời nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Chủng ngừa vắc-xin phế cầu cho trẻ là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra. Mặc dù, những loại vắc-xin phế cầu hiện có không có khả năng bảo vệ chống lại tất cả các chủng Streptococcus pneumoniae gây bệnh, và không phải tất cả các trường hợp bệnh lý gây ra bởi Streptococcus pneumoniae đều có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, vắc xin giúp bảo vệ chống lại những chủng phổ biến gây ra hầu hết những trường hợp bệnh lý phế cầu nặng ở trẻ em. Vì thế tiêm vắc xin phế cầu khuẩn là cách để chủ động phòng chống bệnh.
Rất nhiều người thắc mắc vậy thành phần có trong vắc xin phế cầu khuẩn là gì? Có thể nói, trong thành phần của vacxin phế cầu gồm 10 typ kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Theo các chuyên gia, việc chủng ngừa cho trẻ từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mắc mới do bị nhiễm phế cầu khuẩn. Nhờ đó, chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh lý như viêm màng não, viêm phổi,… 

vắc xin phế cầu

Tiêm vắc xin phế cầu là cách tốt nhất để phòng bệnh.
Vi cầu khuẩn thường gây bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi, vì thế các em bé từ 6 tuần tuổi - 5 tuổi nên được tiêm phòng vắc xin đầy đủ. Các bác sĩ thường khuyến khích cha mẹ tiêm vắc xin viêm phế cầu cho trẻ càng sớm càng tốt. Nhờ đó, hệ miễn dịch của bé sớm sản sinh kháng nguyên ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
3. Lịch tiêm phòng vắc xin viêm phế cầuĐể vắc xin đạt hiệu quả cao nhất trên cơ thể bé, cha mẹ cần phải tuân thủ theo lịch tiêm phòng vắc xin phế cầu. Ở những độ tuổi khác nhau, số mũi tiêm và thời gian tiêm mũi nhắc lại cũng khác nhau vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi lịch.
3.1. Đối với trẻ từ 6 tuần - 7 tháng tuổiLịch tiêm của các bé từ 6 tuần tuổi - dưới 7 tháng tuổi như sau:
Mũi đầu tiên thực hiện khi trẻ vừa đủ 6 tuần tuổi.
Mũi 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 1 tháng.
Mũi 3 tiêm sau mũi 2 ít nhất 1 tháng.
Mũi 4 tiêm cách mũi 3 khoảng 6 - 12 tháng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các lịch tiêm như sau: 
Liệu trình 2 + 1(được sử dụng để thay thế phác đồ 3 +1): Liều đầu tiên có thể dùng khi trẻ được 6 tuần tuổi. Liều thứ 2 cách liều đầu tiên tối thiểu 2 tháng. Liều nhắc lại cách liều thứ 2 tối thiểu 6 tháng.
Phác đồ cho trẻ sinh non (ít nhất sinh non từ 27 tuần tuổi thai): Chủng ngừa Synflorix khi trẻ được 2 tháng tuổi, và sử dụng phác đồ cơ bản 3 +1 ở trên.
3.2. Đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi nhưng chưa tiêm phòng synflorix (vacxin phế cầu) trước đóMũi đầu tiên thực hiện cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
Mũi 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 1 tháng.
Liều nhắc (mũi 3) khi trẻ được trên 1 tuổi và cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.
3.3. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi - 5 tuổi nhưng chưa tiêm phòng synflorix (vacxin phế cầu khuẩn) trước đóMũi đầu tiên thực hiện cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Mũi 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 2 tháng.

Để đặt lịch tiêm và tiêm phế cầu cho bé, quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh Viện Hữu Nghị Lạc Việt

Địa chỉ: Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Tel: 0388 099 591

SHARETHIS